Kafka: Amerika

Ba cuốn tiểu thuyết của Kafka, Amerika, Vụ án và Lâu đài, đều chưa được viết xong, nói chính xác thì cả ba tác phẩm này đều có những chương chưa hoàn chỉnh. Giờ đây, với Kafka, cần đặt những câu hỏi thật đơn giản (nhưng rất khó trả lời), chẳng hạn tại sao Kafka không viết hết nhữngContinue reading “Kafka: Amerika”

Trở về cổ điển: Stendhal

Nếu thiếu một số tác phẩm, lịch sử tiểu thuyết sẽ không còn là nó nữa. Lịch sử tiểu thuyết Pháp sẽ là một lịch sử khác nếu thiếu Stendhal – thế nhưng bản thân Stendhal cũng tự biết hậu thế nửa thế kỷ sau khi ông qua đời mới bắt đầu hiểu tiểu thuyếtContinue reading “Trở về cổ điển: Stendhal”

Xung quanh Salammbô

Cuốn tiểu thuyết thứ hai của Flaubert, Salammbô, không gây nhiều sóng gió như Madame Bovary, những sóng gió khiến Flaubert thậm chí còn phải ra tòa. Salammbô lại còn là một thành công thương mại rất lớn. Sau đó thì các cuốn tiểu thuyết còn lại, L’Éducation sentimentale, La Tentation de saint Antoine và Buvard et Pécuchet, đương nhiên được coi làContinue reading “Xung quanh Salammbô”

Sách (LI) xưa cũ

rất là hãi mấy vụ đi lục sách thòi ra quyển này: nhân vật des Esseintes trong đây là một nhà duy mỹ, một dandy cực nổi tiếng: rồi lại lục thấy Mrs Dalloway bản tiếng Pháp, thế mà lúc trước tưởng mất rồi, kêu mất thế là được tặng sách :p giở ra xem thì thấy là đãContinue reading “Sách (LI) xưa cũ”

Đi vào tâm hồn sự vật

“Điều tôi trách cứ cuốn sách của ông, là cái thiện quá thiếu vắng”, Sainte-Beuve nói trong bài phê bình Bà Bovary. Tại sao, ông tự hỏi, trong cuốn tiểu thuyết này không có “dù chỉ một nhân vật có bản tính ngõ hầu an ủi, làm người đọc ngơi nghỉ nhờ một cảnh tượng tốt đẹp?”. Rồi, ông chỉ raContinue reading “Đi vào tâm hồn sự vật”

Đóng góp cho cộng đồng

Trời mưa vãi lin-hồn chẳng biết làm gì chẳng biết đi đâu thôi ngồi nói một chuyện đã định nói từ lâu mà chưa có thì giờ vậy. Tôi bắt đầu già rồi, có vẫy cánh giương vây như thế nào thì tôi cũng bắt đầu già rồi; tôi đã bằng tuổi Bác Hồ ởContinue reading “Đóng góp cho cộng đồng”

Vinh quang và một cốc nước cho Honoré

Người ta nói mãi và sẽ không thôi nói mãi về một số người. Điều này đặc biệt đúng với một số nhà văn lớn của Chủ nghĩa Lãng mạn: Richardson, Flaubert, Stendhal, hay Balzac. Với một số người, chưa đọc Balzac hay Dickens (nhất là Balzac) thì chưa thể nói là biết viết tiểuContinue reading “Vinh quang và một cốc nước cho Honoré”

Orhan Pamuk: Ngài Flaubert, đó là tôi!

Orhan Pamuk là một nhà văn lớn, điều đó không phải bàn cãi, nhưng ông còn lớn hơn danh hiệu “nhà văn lớn” một chút nữa. Pamuk thuộc vào nhóm rất nhỏ các nhà văn đồng thời là nhà viết tiểu luận xuất sắc, cái nhóm gồm những người như Eliot, Borges, Gracq hay Coetzee.Continue reading “Orhan Pamuk: Ngài Flaubert, đó là tôi!”